Tổng quan về nội thất phòng bếp nhà ở
Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Bếp là nơi lưu trữ, nấu nướng với đủ loại đồ ăn khác nhau như rau,
củ, quả hoặc thịt, cá, tôm,...nên mang đặc thù riêng về tính kém vệ sinh
cũng như mùi vị hỗn tạp khi chế biến. Ngoài ra, còn là nơi chạm thuỷ
vượng hoả nên kéo theo các vấn đề về dọn dẹp và an toàn, khá phức tạp.
Do đó, theo quan điểm thời xưa thì nơi đây không được coi trọng về hình
thức, nội thất phòng bếp thời đó hầu như không có hiện diện của từ "đẹp", chủ yếu thiết kế sao cho thuận lợi khi thao tác.
Ngày nay, mọi chuyện đã khác khi mức sống của con người ngày càng nâng cao, nên bếp cũng được chú trọng hơn, nội thất phòng bếp vì thế mà cải thiện, đẹp hơn, gọn, tinh tế và dễ sử dụng hơn.
Có thể chia thành nhiều loại như nội thất phòng bếp hiện đại, bếp công nghiệp cho nội thất phòng bếp nhà hàng hay xí nghiệp, nội thất phòng bếp gia đình cũng chia theo diện tích ngôi nhà như nội thất phòng bếp nhỏ, nội thất phòng bếp rộng và sang trọng, hay theo kiểu nội thất phòng bếp dạng quầy bar gia đình,...khá đa dạng. Bên cạnh đó, phòng bếp hiện nay cũng dùng một khoảng không gian để chứa những dụng cụ y tế gia đình như bông băng, thuốc, sổ khám bệnh, dầu gió,...
Với các nhà phố, do đa phần có diện tích hạn chế nên hiện nay gian bếp cũng được "hoá phép" thành đa tính năng để tận dụng không gian, nên việc thiết kế nội thất phòng bếp thế nào để vừa thuận lợi thao tác, an toàn, sạch sẽ, gọn gàng, vừa đẹp và hợp phong thuỷ cũng không phải chuyện dễ.
Bồn rửa bát: như đã nói ở trên, chúng ta không nên để bồn
rửa bát quá gần bếp nấu ăn nhưng cùng không nên đặt bồn rửa ở phía đối
diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu. Do vậy, có thể
đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao, phía trái hoặc phải
tương ứng sao cho thuận tiện.
Bàn ăn: theo phong cách truyền thống, người ta thường sử
dụng bàn hình tròn, biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình
vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nhưng tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều
cạnh hoặc hình bình hành. Nếu chọn hình tròn thì bàn không nên quá to,
hình chữ nhật thì không nên quá hẹp gây khó khăn khi gắp thức ăn, nhất
là với người có chiều cao và độ dài tay...khiêm tốn.
Dụng cụ nấu nướng: vẫn tuân thủ quy tắc cách xa bếp nấu,
có điều ngày nay các dụng cụ này thường làm bằng kim loại, inox,...khó
bắt lửa hơn nên có thể để cách bếp 1 khoảng tương đối cho thuận tiện lấy
dùng. Các tủ đựng các thứ như chén, đĩa, tô, muỗng, đũa,...có để đóng
bên trên bồn nước kéo dài theo hướng ngược xa khỏi bếp; nồi, chảo,...có
thể đặt trong các hộc tủ đóng bên dưới các bệ của gian bếp để tận dụng
không gian.
Ngày nay, mọi chuyện đã khác khi mức sống của con người ngày càng nâng cao, nên bếp cũng được chú trọng hơn, nội thất phòng bếp vì thế mà cải thiện, đẹp hơn, gọn, tinh tế và dễ sử dụng hơn.
Có thể chia thành nhiều loại như nội thất phòng bếp hiện đại, bếp công nghiệp cho nội thất phòng bếp nhà hàng hay xí nghiệp, nội thất phòng bếp gia đình cũng chia theo diện tích ngôi nhà như nội thất phòng bếp nhỏ, nội thất phòng bếp rộng và sang trọng, hay theo kiểu nội thất phòng bếp dạng quầy bar gia đình,...khá đa dạng. Bên cạnh đó, phòng bếp hiện nay cũng dùng một khoảng không gian để chứa những dụng cụ y tế gia đình như bông băng, thuốc, sổ khám bệnh, dầu gió,...
Với các nhà phố, do đa phần có diện tích hạn chế nên hiện nay gian bếp cũng được "hoá phép" thành đa tính năng để tận dụng không gian, nên việc thiết kế nội thất phòng bếp thế nào để vừa thuận lợi thao tác, an toàn, sạch sẽ, gọn gàng, vừa đẹp và hợp phong thuỷ cũng không phải chuyện dễ.
Những điểm chính khi thiết kế nội thất phòng bếp:
Vị trí đặt bếp: không nên đặt bếp dựa vào tường, không để bếp nhìn thẳng ra cửa chính hoặc quay về hướng Bắc(là hướng thuỷ vượng) hay phía sau bếp có cửa sổ vì gió từ đó sẽ thổi vào bếp gây khó khăn và hao tốn nhiên liệu khi nấu. Cũng không nên đặt bếp gần cửa sổ có mặt trời phía Tây chiếu vào, vì theo hướng này bếp dễ bị thổi tắt và dễ làm lan mùi dầu hôi hoặc khí gas khắp nhà gây khó chịu và nguy hiểm cho người.Không đặt bếp gần các đồ điện hoặc chứa nước như tủ lạnh, máy giặt, ống hay vòi nước, chậu rửa bát,...vì tính kỵ hoả và an toàn cháy nổ. Cũng không nên để bếp gần phòng ngủ vì hơi nóng và mùi dầu mỡ gây khó chịu và hại sức khoẻ. Phòng bếp nên thoáng khí và đủ ánh sáng, có thể dựa vào thiết kế căn nhà hoặc lắp quạt thông gió thêm vào, để cửa sổ hay lắp kính trên cao đón sáng hoặc lắp đèn chùm, đèn tuýp là tốt nhất.- Bàn ăn nên đặt ở chỗ khuất, không nên đặt gần cửa ra vào. Bàn ăn cũng không nên đặt đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần. Vì diện tích hẹp phải đặt như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.
Điểm nữa nặng về thuyết phong thuỷ duy tâm, là kỵ đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu dẫn đến chủ nhà bất minh, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn với màu sắc phù hợp bên dưới xà ngang với hàm ý: quả cầu đã hứng chịu hết cho gia chủ.
Bài viết có chỉnh lý và sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét